Kỹ thuật nuôi cấy mô hiện nay – nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật đã không còn xa lạ với nhiều người nữa. Thậm chí còn được ứng dụng rộng rãi với nhiều lĩnh vực và nhiều loại cây. Khi nắm được kỹ thuật thì có thể nhân được trên nhiều loại cây như lan nuôi cấy mô, nuôi hồng môn bằng cây mô giống hoặc trồng hoa cúc vạn thọ,… Bài viết này sẽ giới thiệu sơ lược cho mọi người về một số kỹ thuật nuôi cấy
Nuôi cấy mô bằng phương pháp nuôi cấy phôi
Đối với ca nuôi cấy mô đầu tiên, là công trình của Charles Bonnet ở thế kỷ XVIII. Ông tách phôi Phascolus và Fagopyrum trong trong đất và nhận được cây nhưng là cây lùn. Từ đầu thế kỷ XX các công trình nuôi cấy phôi dần được hoàn thiện hơn. Với nền tảng đó, Knudson (1922) đã nuôi cấy thành công phôi cây lan trong môi trường chứa đường. Từ đó, khám phá ra một điều là nếu thiếu đường thì phôi không thể phát triển thành protocom. Raghavan ( 1976, 7980) đã công bố rằng phôi phát triển qua hai giai đoạn dị dưỡng và tự dưỡng. Ở giai đoạn dị dưỡng ( tiền phôi) cần có các chất điều hoà sinh trưởng để phát triển.
Trong kỹ thuật nuôi cấy mô giai đoạn tự dưỡng sự phát triển của phôi không cần chất điều hoà sinh trưởng. Đối với nuôi cấy phôi, như đã biết đường đóng vai trò rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp thì đường sucrose cho kết qủa tốt hơn các đường khác. Ngoài ra chất tự nhiên như nước dừa, casein thuỷ phân, là những chất rất cần trong nuôi cấy phôi. Các chất kích thích sinh trưởng thường được dùng nhiều trong nuôi cấy phôi. Auxin thường dùng ở nồng độ thấp. Kinetin có vai trò đặc biệt cho sự phát triển của phôi. Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Thường phôi nuôi cấy cần nhiệt độ và ánh sáng thấp hơn phôi phát triển tự nhiên.
Nuôi cấy mô và cơ quan tách rời
Wetmore (1946) nuôi cấy đỉnh chồi cây nho dại, cùng với một số tác giả khác. Ông đã chứng minh các bộ phận của cây đều có thể nuôi cấy khi gặp điều kiện thuận lợi. Và đây là bước kiến tạo cho nuôi cấy mô sau này. Lon và Ball (1946) với thí nghiệm nuôi cấy đỉnh chồi cây măng tây. Kết quả là khi nuôi các bộ phận của cây như lá, thân, hoa thì khả năng tạo mô sẹo nhiều hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi cấy các bộ phận khác nhau của cây là khác nhau. Thực tiễn, có thể thấy một số yêu cầu chung như nguồn cacbon dưới dạng đường và các muối của các nguyên tố đa lượng ( nito, phospho, kali, calxi) và vi lượng ( Mg, Fe, Mn, Co,Zn,…). Ngoài ra cần một số chất đặc biệt như vitamin (B1, B6, B3, …) và các chất điều hoà sinh trưởng.
Muốn duy trì sinh trưởng và phát triển của cơ quan nuôi cấy cần thường xuyên cấy chuyền qua môi trường mới. Đối với nuôi cấy mô, ngoài những thành phần dinh dưỡng như đối với nuôi cấy cơ quan tách rời, cần bổ sung thêm các chất hữu cơ chứa ít nitơ dưới dạng acide amine, đường và inositol. Trong trường hợp nuôi cấy mô, các chất điều hoà sinh trưởng có vai trò quan trọng hơn vì các mô tách rời không có khử năng tổng hợp các chất này.
Nuôi cấy mô phân sinh
Nếu đã nghe qua về nuôi cấy mô thì hẳn bạn đã nghe qua về nuôi cấy mô phân sinh. Mô phân sinh thường là các mô đỉnh chồi và cành có kích thước 0,1mm÷ 1cm. Các mô phân sinh dùng để nuôi cấy thường tách từ các mầm non, các chồi mới hình thành hoặc các cành non. Đối với nuôi cấy mô phân sinh sự cân bằng giữa các chất điều hoà sinh trưởng rất quan trọng.
Bên cạnh đó, muốn kích thích tạo chồi cần bổ sung cytokinine hoặc tổ hợp cytokinine với auxin. Muốn tạo rễ thì bổ sung các auxin như NAA, IAA,… Nuôi cấy mô phân sinh được sử dụng để loại virus tạo cây sạch virus và nhân giống in vitro. Nuôi cấy mô phân sinh còn được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan, tạo cây đa bội qua xử lý colchicin.
** Xem thêm: Mua giống chuối Nam Mỹ chất lượng
=======================================
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC THANH LÂM VIỆT NAM
Địa chỉ: 63 Trần Phú, Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Số điên thoại: 0933 32 39 51 - 0936 958 954
Email: suport@caymogiong.com